Ngài David Devine Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Canada tại Việt Nam giao lưu với sinh viên ngành Công tác xã hội nhằm trao đổi về những cơ hội hợp tác đào tạo, du học tại Canada dành cho sinh viên 

Ngoài ra, Khoa cũng đã đào tạo Công tác xã hội theo chương trình liên thông từ trung cấp và cao đẳng lên đại học. Đây là các lớp dành cho những người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng có nhu cầu học đại học. Các lớp này được mở tại Hà Nội và tại các tỉnh như: Thái Bình, Lạng Sơn. Phần lớn học viên đều là những cán bộ hiện đang công tác tại các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm công tác xã hội, các sở, phòng lao động thương binh – xã hội…

khoa Công tác xã hội 

Năm 2013, Khoa đã tham gia mạng lưới đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội cùng với hơn 40 trường đại học và cao đẳng trên cả nước. 100% giảng viên của Khoa là thành viên của Hiệp hội Đào tạo nghề và nghề Công tác xã hội Việt Nam.

Chức năng, nhiệm vụ

–  Đào tạo cử nhân Công tác xã hội, hệ chính quy tập trung và vừa làm vừa học;

– Giảng dạy các môn thuộc các Bộ môn Xã hội học và Tâm lý học cho tất cả các chuyên ngành của Học viện;

 – Tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, tập huấn, nói chuyện chuyên đề cho các cơ quan ở trung ương, địa phương và các lớp do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức;

– Nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, tài liệu phục vụ công tác đào tạo; tham gia các đề án; hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học;

– Quản lý sinh viên, học viên chuyên ngành.

 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

* Giảng viên cơ hữu: 01 giảng viên cao cấp, 01 giảng viên chính, 07 giảng viên, 01 trợ lý Khoa với cơ cấu học vị gồm: 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ (trong đó có 2 nghiên cứu sinh), 01 cử nhân. Tất cả giảng viên được đào tạo cơ bản tại các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn, phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy tốt, có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 

* Giảng viên thỉnh giảng và cộng tác viên: 25 người, trong đó có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chính, thạc sĩ… có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, hiện đang công tác tại: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Lao động – Xã hội, Đại học Thăng Long, Đại học Công đoàn, Đại học Thủ đô, Học viện Khoa học xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Cao đẳng Sư phạm Trung ương… và các Viện nghiên cứu.

Ngoài ra, Khoa còn có một đội ngũ cộng tác viên dày dạn kinh nghiệm thực tiễn từ các trung tâm như: Trung tâm Bảo trợ xã hội 1, 3, 4, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Nam Định, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hòa Bình, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái, Trung tâm Bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Quảng Ninh, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình, Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Cơ sở Cai nghiện ma túy số 02; Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An; Trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi và trẻ em Thụy An, Làng trẻ em SOS, Tổ chức Trẻ em Rồng xanh…

Sinh viên khoa Công tác xã hội tại cơ sở thực tập


 Hội thảo khoa học, hội nghị, tập huấn:

 Hội thảo khoa học: “Nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc trẻ em” (Phối hợp với Hiệp hội Nghề và Đào tạo nghề Công tác xã hội Việt Nam) (2015);

– Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: kinh nghiệm của một số quốc gia” (2016);

– Tập huấn “Kỹ năng Kiểm huấn/giám sát trong CTXH” cho giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam và kiểm huấn viên cơ sở (2016);

– Tập huấn “Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên” (Phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội) (2016).

– Tập huấn: “Kỹ năng lãnh đạo” (2017)

– Hội thảo: ‘Thực hành Công tác xã hội trong đào tạo ở bậc đại học hiện nay‘ (2017).

– Tập huấn: “Phòng chống bạo lực gia đình và xâm hại tình dục trẻ em”, (2017).

– Hội thảo: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện”, (2018)

– Hội thảo: “Các mô hình công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, (2018).

Hội thảo khoa học quốc tế: “Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: kinh nghiệm của một số quốc gia

 Các sản phẩm khoa học:

          Từ khi được thành lập đến nay, giảng viên Khoa Công tác xã hội đã tích cực biên soạn giáo trình, tài liệu và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, công bố các bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.

          * Các giáo trình đã xuất bản:

– Giới và An sinh xã hội (tham gia biên soạn) (2016);

– Gia đình học (tham gia biên soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016);

– Công tác xã hội với người cao tuổi (2017);

 – Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình (2017)

 – Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (2018)

* Các tài liệu đã được biên soạn:

– Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong thời kỳ mới (tham gia biên soạn thuộc – Dự án do UNICEF tài trợ) (2012);

– Công tác xã hội với phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt (2013);

– Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (2013);

– Công tác xã hội với nạn nhân bị mua bán (2014);

– Đạo đức Công tác xã hội (2015);

– Lồng ghép giới vào an sinh xã hội (tham gia biên soạn – Dự án của UN Women, 2016);

– Nhập môn Công tác phụ nữ (tham gia biên soạn) (2016).

– Công tác xã hội với người nghiện ma túy (2018)

           * Các đề tài nghiên cứu khoa học:

– Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phụ nữ (2009);

– Hiệu quả hoạt động của các mô hình can thiệp, hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại cơ sở của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam” (2013);

– Tâm trạng của phụ nữ đơn thân trong giai đoạn hiện nay (2014);

– Thực hành công tác xã hội trong đào tạo ở bậc đại học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (2017)

– Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi (2017)

– Công tác xã hội trong bệnh viện (nghiên cứu tại 3 bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội) (2018).

– Đời sống tình dục của người cao tuổi (2018).

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của Khoa Công tác xã hội còn công bố hàng trăm bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế.

Sinh viên, học viên

Phần lớn sinh viên của khoa năng động, sáng tạo, tự tin và ham học hỏi. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên đã chủ động tích luỹ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp từ giảng viên, chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Do đó, sinh viên của khoa đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Sinh viên Khoa Công tác xã hội báo cáo kết quả thực tập

* Các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên:

– Sự phân biệt đối xử với người đồng tính trong tiếp cận dịch vụ y tế tại thành phố Hà Nội (2016);

– Thái độ học tập của sinh viên ngành Công tác xã hội tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (2016);

– Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sơn La (2017).

– Thực trạng giáo dục giới tính cho trẻ em trong các gia đình ở Phường Láng Thượng (2017)

– Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại bệnh viện phụ sản thành phố Hà Nội (2018)

– Thực trạng chăm sóc sức khỏe phụ nữ trung niên và đề xuất vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trung niên (Nghiên cứu tại xã Tú Trĩ, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) (2018).

TS. Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam trao giải Nhất Nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2017 cho sinh viên khoa Công tác xã hội

 Thông tin liên hệ

Khoa Công tác xã hội

Phòng 405, Tòa nhà đa năng, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 0243.7759042

Fanpage: Khoa Công tác xã hội – Học viện Phụ nữ Việt Nam

https://www.facebook.com/Khoa-C%C3%B4ng-t%C3%A1c-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-H%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87n-Ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-Vi%E1%BB%87t-Nam-1036990639738686/

 Liên hệ trực tiếp: TS. Đoàn Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Điện thoại: 0983008609.

GIẢNG VIÊN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

 

 

BÙI THỊ MAI ĐÔNG

Chức vụ chuyên môn: Trưởng khoa Công tác xã hội

Học hàm, học vị: Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn, Tiến sĩ tâm lý học

Chức danh khoa học: Phó chủ tich Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Học viện Phụ nữ Việt Nam

ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN

Chức vụ chuyên môn: Phó Trưởng khoa Công tác xã hội

Học hàm, học vị: Tiến sĩ Xã hội học; Cử nhân Tiếng Pháp

Chức danh khoa học: Giảng viên chính  

 

 

GIẢNG VIÊN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

 

Nguyễn Thị Thu Hường

Trưởng bộ môn CTXH CB

nguyenthithuhuong@vwa.edu.vn

CV

 

Nguyễn Văn Thanh

Giảng viên

nguyenvanthanh@vwa.edu.vn

CV

 

Đỗ Thị Thu Phương

Giảng viên

dothithuphuong@vwa.edu.vn

CV

 

Lê Thị Thu

Giảng viên

lethithu@vwa.edu.vn

CV

 

Nguyễn Thị Thu Hoài

Giảng viên

thuhoai@vwa.edu.vn

CV

 

Trịnh Hà My

Giảng viên

myth@vwa.edu.vn

CV

 

Nguyễn Hoàng Phương

Trợ lý Khoa

phuongthanhcong95@ gmail.com

CV

 

 

TS. Bùi Thị Mai Đông, Trưởng khoa CTXH trao bằng tốt nghiệp cho Sinh viên khóa 2 

Thông tin liên hệ Tuyển sinh: Học viện Phụ nữ Việt Nam:

Số 68 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội website: www.hvpnvn.edu.vn;

Email: tuyensinh@vwa.edu.vn.

Facebook: Học viện Phụ nữ Việt Nam https://www.facebook.com/Hocvienphunu/

Thông tin tuyển sinh-HV phụ nữ VN https://www.facebook.com/TUYENSINHHOCVIENPHUNUVN.

– Đăng ký trực tuyến trênhttp://goo.gl/forms/nPVonGDM06QoJ3yi2

Đội ngũ giảng viên khoa CTXH

Giảng viên Khoa Công tác xã hội

1

Bùi  Thị Mai Đông

TK

0983082624

buithimaidong@vwa.edu.vn

CV

 

2

Đoàn Thị Thanh Huyền

PK

0983008609

doanhuyen@vwa.edu.vn

CV

 

3

Nguyễn Văn Thanh

GV

0987167822

nguyenvanthanh@vwa.edu.vn

CV

 

4

Trịnh Hà My

Tin tức liên quan

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Đào tạo Luật trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam” sẽ được Học viện Phụ nữ Việt Nam và Trường đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội phối hợp tổ chức vào ngày 07/11/2024.
Ngày 25/9/2024,  Khoa Công tác xã hội – Học viện Phụ nữ Việt Nam đã phối hợp với Doanh nghiệp xã hội Tâm Nhung tổ chức hai workshop với chủ đề “Phòng ngừa kiệt sức trong công việc” dành cho cán bộ, giảng viên Học viện và “Yêu thương bản thân”  dành cho sinh viên tại phòng họp 305 – tòa nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam.
Thời điểm này, đã có khoảng 30 trường đại học công bố kết quả xét tuyển sớm năm học 2024-2025. Ở phương thức xét tuyển sớm, các trường thường chia làm nhiều đợt, sau mỗi đợt sẽ có điểm chuẩn riêng với nguyên tắc điểm chuẩn đợt sau không thấp hơn đợt đã công bố trước đó.