1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

– Tên tiếng Việt: Công tác xã hội (Social Work)

– Mã số ngành đào tạo: 9760101

– Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

– Thời gian đào tạo: 3 – 4 năm.

– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

– Văn bằng tốt nghiệp: Bằng tiến sĩ

– Đơn vị đào tạo và cấp bằng: Học viện Phụ nữ Việt Nam

  1. Mục tiêu chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về Công tác xã hội – những nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn liên quan đến lý thuyết, quản trị, phúc lợi xã hội, cộng đồng và các lĩnh vực chuyên biệt về Công tác xã hội; Có kỹ năng phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác, điều hành hoạt động chuyên môn của tổ chức; Có năng lực làm việc, nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới; Có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học; Có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm xã hội và sức khỏe, có tinh thần phục vụ nhân dân và ý thức bình đẳng giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Có kiến thức lý thuyết tiên tiến, kiến thức thực tiễn sâu rộng về quản trị công tác xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển cộng đồng và các lĩnh vực Công tác xã hội chuyên biệt.

Mục tiêu 2: Có kỹ năng phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác, quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn của tổ chức thực hành Công tác xã hội.

Mục tiêu 3: Có năng lực làm việc, nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. 

Mục tiêu 4: Có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, hướng dẫn nghiên cứu, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học cấp ngành, khu vực và quốc gia. 

Mục tiêu 5: Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, thể hiện tính chuyên nghiệp cao trong công việc chuyên môn, có trách nhiệm xã hội, có sức khỏe, có tinh thần phục vụ nhân dân và ý thức bình đẳng giới. 

  1. Chuẩn đầu ra

Chương trình đào tạo gồm 3 chuẩn đầu ra về kiến thức; 5 chuẩn đầu ra về kỹ năng; 2 chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, trách nhiệm.

  1. Khối lượng kiến thức toàn khóa

– Tổng khối lượng học tập của chương trình đào tạo là 90 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ và 120 tín chỉ đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ.

– Phân bổ theo các khối kiến thức như sau:

Các học phần bổ sung (đối với NCS chưa có bằng thạc sĩ): 30 tín chỉ

Các học phần bắt buộc (Compulsory Courses): 09 tín chỉ

Các học phần tự chọn (Elective Courses), chọn 01 trong 05 học phần: 03 tín chỉ

Các chuyên đề và tiểu luận tổng quan: 08 tín chỉ

Luận án tiến sĩ (Dissertation): 70 tín chỉ

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Nhà quản trị/quản lý công tác xã hội ở các cơ quan quản lí Nhà nước ở các cấp từ trung ương đến địa phương.

– Chuyên gia, người tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Công tác xã hội.

– Nghiên cứu viên và chuyên gia trong các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về Công tác xã hội và xã hội.

– Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện…

– Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển.

– Làm việc ở các đơn vị, tổ chức có liên quan tới các vấn đề xã hội.