1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo

– Tên tiếng Việt: Công tác xã hội (Social Work)

– Mã số ngành đào tạo: 77610101

– Trình độ đào tạo: Đại học

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt

– Văn bằng tốt nghiệp: Bằng cử nhân

– Đơn vị đào tạo và cấp bằng: Học viện Phụ nữ Việt Nam

  1. Mục tiêu chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Người học có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm gắn với đặc thù ngành Công tác xã hội, đáp ứng các chuẩn đầu ra bậc 6 được tuyên bố trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, phù hợp, gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Chương trình đào tạo hướng tới hình thành, củng cố và phát triển khả năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Công tác xã hội đối với người học, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Người học có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, giới, bình đẳng giới, có thái độ, hành động tích cực trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam; có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có năng lực sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc; thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Kiến thức 

Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về Công tác xã hội; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, tự nhiên, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ; tin học, có hiểu biết cơ bản về giới và bình đẳng giới. 

2.2.2. Kỹ năng

Đào tạo cử nhân Công tác xã hội có các kỹ năng trong can thiệp, trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng nhằm tăng cường năng lực tự giải quyết các vấn đề của thân chủ; có kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, giải quyết các vế đề thực tiễn trong xã hội; có khả năng tự học, nghiên cứu và phát triển ngành Công tác xã hội, đổi mới và học tập suốt đời.

2.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội; vận dụng phù hợp các quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội trong nghề nghiệp; có quan điểm đúng đắn về giới và bình đẳng giới; có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm. 

  1. Chuẩn đầu ra

Chương trình đào tạo gồm 5 chuẩn đầu ra về kiến thức; 8 chuẩn đầu ra về kỹ năng; 3 chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, trách nhiệm.

  1. Khối lượng kiến thức toàn khóa

Chương trình đào tạo bao gồm 121 tín chỉ, trong đó: Giáo dục đại cương: 32 tín chỉ; Kiến thức cơ sở ngành:18 tín chỉ; Kiến thức ngành: 53 tín chỉ; Kiến thức bổ trợ: 07 tín chỉ; Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp: 11 tín chỉ. Tỷ lệ thực hành là 45% (48/121 tín chỉ).

  1. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

– Là cán bộ, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan chuyên trách của các tổ chức chính trị – xã hội các cấp.

– Là cán bộ hoạch định chính sách xã hội, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh – Xã hội các cấp. 

– Là giảng viên, nghiên cứu viên Công tác xã hội trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trung tâm, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp… 

– Là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, chuyên viên trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội thuộc cơ quan nhà nước, tư nhân, phi chính phủ, quốc tế…

– Là cán bộ, chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể hoặc thuộc các các lĩnh vực: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội…; công chức làm việc tại các cơ quan/tổ chức địa phương. 

– Là chủ các cơ sở trợ giúp người yếu thế, tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Công tác xã hội.