Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các ban,đơn vị và giảng viên khoa Công tác xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam; Đại diện một sốCơ sở thực hành, trong đó có Ông Nguyễn Văn Bằng – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội 4, ông Hoàng Anh Đức – Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, bà Nguyễn Thị Huệ – Phó giám đốc Trung tâm Chữa bệnh giáo dục Lao động – Xã hội số 2, ông Mai Quang Việt – Giám đốc Bảo trợ xã hội Nam Định, bà Lê Phương Thúy – Trưởng phòng Phòng Tư vấn và hỗ trợ phát triển, Trung tâm Phụ nữ phát triển; Đại diện một số trường đại học trên cả nước.

Phát biểu khai mạc, TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Namđã nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề thực hành, thực tập trong việc đào tạo ngành công tác xã hội tại Học viện Phụ nữ Việt Namhiện nay và vai trò của các cơ sở thực hành trong việc hỗ trợ sinh viên hoàn thành các đợt thực hành, thực tập trong khóa học. TS. Trần Quang Tiến nhấn mạnh mong muốn hợp tác giữa Học viện và các cơ sở thực hành để duy trì và phát triển mạng lưới thực hành công tác xã hội.

Sau bài phát biểu khai mạc, TS. Bùi Thị Mai Đông – Trưởng khoa Công tác xã hội đã trình bày Báo cáo đề dẫn hội thảo. Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng quát về vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên ngành công tác xã hội Học viện Phụ nữ Việt Nam. Công tác xã hội bao gồm 3 lĩnh vực chính: Công tác xã hội cá nhân, Công tác xã hội nhóm và Tổ chức – phát triển cộng đồng. Thực hành công tác xã hội là quá trình sinh viên tiếp xúc, làm việc với các thân chủ (những người, nhóm người hoặc cộng đồng có vấn đề). Thực hành, thực tập là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của sinh viên trong tiến trình đào tạo nói chung. Đặc biệt, đối với Công tác xã hội – một chuyên ngành mang tính ứng dụng cao thì thực hành, thực tập lại càng trở nên quan trọng hơn. Trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, để có thể làm tốt các công việc của mình và biết cách làm việc với thân chủ một cách hiệu quả, bên cạnh những kiến thức chuyên môn được trang bị, sinh viên cần có quá trình tập dượt thông qua các đợt thực tế, thực hành, thực tập để nhuần nhuyễn hơn kiến thức và thành thạo các kỹ năng công tác xã hội.

Hội thảo tiếp tục lắng nghe một số tham luận của đại diện các cơ sở thực hành. Hầu hết các tham luận tập trung vào vấn đềgiới thiệu cơ cấu tổ chức, nhân sự trong đó có số lượng kiểm huấn viên; chức năng nhiệm vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng tại các cơ sở, nhữngđối tượng bảo trợ của trung tâm và các hoạt động công tác xã hội mà trung tâm thực hiện. Các tham luận cũng đề cập đến những bài học kinh nghiệm đối với công tác thực hành, thực tập và  yêu cầu đối với sinh viên về thực hành tại cơ sở và khả năng đón tiếp sinh viên về thực hành.Một số ý kiến có đề xuất, kiến nghị đối với Học viện, với khoa Công tác xã hội của Học viện để công tác thực tập, thực hành có hiệu quả hơn.

Hội thảo là cơ hội quan trọng để các bên liên quan có sự hiểu biết đầy đủ về khả năng và sự thảo luận, thống nhất, đi đến đồng quan điểm trong công tác tổ chức thực hành, thực tập của sinh viên và sự hỗ trợ, hợp tác giữa các cơ sở thực hành với Học viện phụ nữ Việt Nam. Kết thúc Hội thảo Học viện Phụ nữ Việt Nam, đại diện là TS. Trần Quang tiến đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với các cơ sở. Theo đó, Học viện Phụ nữ Việt Nam và các cơ sở thực hành sẽ hỗ trợ nhau trong quá trình thực hành của sinh viên, đào tạo kiểm huấn viên tại các cơ sở nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành, thực tập tại cơ sác cơ sở cho sinh viên công tác xã hội.

Hội thảo được xem là bước tiến quan trọng trong việc đào tạo công tác xã hội kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành của Học viện Phụ nữ Việt Nam;với sự ra đời của mạng lưới thực hành công tác xã hộicủa Học viện Phụ nữ ViệtNam. Đây sẽ là cơ hội để Học viện Phụ nữ Việt Nam xây dựng, duy trì và phát triển sâu rộng hơn mạng lưới liên kết giữa Học viện và các cơ sở đang thực hiện nghề công tác xã hội, tạo tiền đề cho việcnâng cao tính chuyên nghiệp, bền vữngtrong việc đào tạo cử nhân ngành công tác xã hội hiện tại và trong tương lai.