Ngành Công tác xã hội là ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn với mục đích cụ thể là giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần xây dựng xã hội ổn định, công bằng và tiến bộ hơn. Trên thế giới và ở Việt Nam, nghề Công tác xã hội được xem như một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng, xã hội.

Sinh viên khoa Công tác xã hội thực hành tại các cơ sở thực tập

Đối tượng được chăm sóc, phục vụ của ngành Công tác xã hội đều là những cá nhân, những cộng đồng cần được chăm sóc sức khỏe, được hỗ trợ sinh kế/giảm nghèo, được bảo vệ, che chở, tham vấn, tư vấn… Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên ngành, nhân viên Công tác xã hội được đào tạo nhiều về đạo đức nghề và các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết phục…

Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh điều kiện sống của người dân ngày càng cao, sự bùng nổ của công nghệ… thì mặt trái của sự phát triển, thiên tai, các sự kiện ngoài ý muốn cũng còn khá nhiều đã làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội như khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, bạo lực, nghiện game, tâm thần, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV, người khuyết tật…Nghề Công tác xã hội sẽ giúp giải quyết các vấn đề này thông qua các hoạt động trợ giúp những mảnh đời éo le, hoàn cảnh khó khăn, góp phần vào hoạch định chính sách và tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ, từ đó “phòng ngừa- chữa trị -giải quyết” các vấn nạn xã hội một cách triệt để, giúp người dân vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sinh viên ngành CTXH xây dựng kế hoạch hỗ trợ cộng đồng tại địa phương thực tập

Sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội sẽ có nhiều sự lựa chọn về nơi làm việc như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm công tác xã hội, trung tâm giáo dục xã hội; các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng; cơ quan thuộc ngành Giáo dục, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội…với các vị trí việc làm là người phát triển cộng đồng; nhân viên công tác xã hội hay nhà quản trị công tác xã hội; cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển; nhà tư vấn/tham vấn trong các công ty hay trung tâm làm dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý; cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội; cán bộ hỗ trợ xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học; giảng viên tham gia vào việc giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, với khối lượng kiến thức và kỹ năng được đào tạo, bạn có thể hành nghề hoặc tiếp tục học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong nước hoặc ở nước ngoài. Bạn sẽ có cơ hội việc làm trong các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã phường trở lên, làm việc trong các trung tâm, tổ chức, hiệp hội dành cho đối tượng yếu thế… Và chắc hẳn đây sẽ là một ngành học hấp dẫn cho những ai muốn giảm thiểu những rào cản, giảm thiểu sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội./.

Năm học 2020 – 2021, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh 70 chỉ tiêu ngành Công tác xã hội.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại: Phòng tuyển sinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điện thoại 0437.751.750. Email: tuyensinh@vwa.edu.vn.

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY