- Giới thiệu chung về chương trình đào tạo
– Tên tiếng Việt: Công tác xã hội (Social Work)
– Mã số ngành đào tạo: 8760101
– Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
– Thời gian đào tạo: 2 năm.
– Ngôn ngữ đào tạo: Tiếng Việt
– Văn bằng tốt nghiệp: Bằng thạc sĩ
– Đơn vị đào tạo và cấp bằng: Học viện Phụ nữ Việt Nam
- Mục tiêu chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về Công tác xã hội, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe; có trách nhiệm xã hội; có kiến thức tổng hợp về pháp luật và quản lý; có năng lực làm việc độc lập, tư duy sáng tạo; có khả năng nghiên cứu độc lập, phát hiện và giải quyết vấn đề; có thể trở thành nhà thực hành dịch vụ xã hội tổng hợp, chuyên gia, nhà quản trị về Công tác xã hội chuyên nghiệp. Người học có khả năng khám phá kiến thức mới, năng động, sáng tạo, tiếp tục học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; mở rộng cơ hội nghề nghiệp; thích nghi với các môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Kiến thức
Hiểu rõ và thực thi được các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Công tác xã hội, đặc biệt liên quan đến chính sách xã hội và an sinh xã hội; có kiến thức vững chắc, chuyên sâu về các lĩnh vực của Công tác xã hội; tổng hợp, vận dụng các kiến thức vào hoạt động quản lý, điều hành bộ máy tổ chức của cơ quan, đơn vị; phát hiện và phát triển các kiến thức mới chuyên sâu về Công tác xã hội để bổ sung vào hệ thống lý thuyết và ứng dụng hiệu quả trong thực hành, quản trị Công tác xã hội.
2.2.2. Kỹ năng
Có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng ở tầm vĩ mô; có kỹ năng thực hành Công tác xã hội với cá nhân, nhóm và xây dựng dự án phát triển cộng đồng ở các tình huống phức tạp; không thường xuyên xảy ra, không có tính qui luật, khó dự báo; Có kỹ năng nghiên cứu độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp trong giải quyết công việc.
2.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng; có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội, vận dụng phù hợp các quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội trong thực hiện vai trò và nhiệm vụ chuyên môn; có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; chủ động, tích cực học tập tiếp thu, cập nhật thông tin, kiến thức mới; có quan điểm đúng đắn về giới và bình đẳng giới; có ý thức và trách nhiệm trong việc nghiên cứu để bổ sung và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, vấn đề thực tiễn nảy sinh trong hoạt động công tác xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề Công tác xã hội; có năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm.
- Chuẩn đầu ra
Chương trình đào tạo gồm 3 chuẩn đầu ra về kiến thức; 4 chuẩn đầu ra về kỹ năng; 3 chuẩn đầu ra về năng lực tự chủ, trách nhiệm.
- Khối lượng kiến thức toàn khóa
Chương trình đào tạo bao gồm 60 tín chỉ, trong đó: Kiến thức chung: 4 tín chỉ; Kiến thức cơ sở ngành:14 tín chỉ; Kiến thức chuyên ngành: 30 tín chỉ; Thực tập và đề án tốt nghiệp: 12 tín chỉ.
- Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Nhà quản trị/quản lý công tác xã hội ở các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội.
– Chuyên gia, người tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Công tác xã hội với mục đích phục vụ cộng đồng.
– Chuyên viên/kiểm huấn viên/nhân viên công tác xã hội tại các cơ quan/tổ chức thuộc nhà nước, phi chính phủ, quốc tế.
– Giảng viên/nghiên cứu viên về Công tác xã hội và các ngành gần ở các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu.
– Cán bộ tham vấn trong lĩnh vực Công tác xã hội…