Cuộc khảo sát được Học viện Phụ nữ Việt Nam triển khai một cách bài bản, công phu từ khâu nghiên cứu các tài liệu liên quan, xây dựng kế hoạch khảo sát, xây dựng khung logic, thiết kế bộ công cụ đến thu thập biểu mẫu thống kê cấp tỉnh của toàn bộ 51 tỉnh thuộc dự án và tổ chức khảo sát thực địa tại 8 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bình Phước và Sóc Trăng.

Một số hình ảnh của những đoàn khảo sát tại các địa phương

Nhóm thực hiện khảo sát đã thu thập, cập nhật thông tin của đối tượng là người dân tộc thiểu số bao gồm các thành phần: Phụ nữ, nam giới (thuộc các nhóm dân tộc khác nhau, địa bàn khác nhau, độ tuổi 18 – 55 tuổi, có trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau), trẻ em, già làng, trưởng bản, trưởng thôn/ấp, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng. Công chức, viên chức địa phương của các địa bàn khảo sát…

Hội thảo là diễn đàn học thuật để chia sẻ, trao đổi, công bố kết quả khảo sát ban đầu, thảo luận các vấn đề liên quan đến hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn. Hội thảo sẽ công bố báo cáo kết quả khảo sát, thu thập, cập nhập thông tin ban đầu về bình đẳng giới và một số vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 8 tỉnh địa bàn dự án 8 đồng thời xin ý kiến góp ý cho báo cáo từ các chuyên gia và đại diện tổ chức trong và  ngoài nước.

Cụ thể, tài liệu công bố tại Hội thảo bao gồm các nội dung liên quan đến hoạt động triển khai Dự án 8, bao gồm:

Nội dung 1: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Nội dung 2: Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Nội dung 3: Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Nội dung 4: Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.

Hội thảo sẽ Hội thảo có sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành có liên quan như: Ủy ban Dân tộc, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi khó khăn, lãnh đạo Trung ương Hội và các ban, đơn vị thuộc LHPN Việt Nam, đông đảo các nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội…PGS.TS. Trần Quang Tiến, Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam sẽ chủ trì hội thảo.

enlightened Thời gian hội thảo: 13h30 ngày 19/12/2022 (thứ 2).

enlightened Địa điểm tổ chức: Hội trường 305, Nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Số 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

enlightened Livestream on Fanpage Học viện Phụ nữ Việt Nam:

 https://www.facebook.com/Hocvienphunu)

Ban tổ chức trân trọng kính mời quý vị đại biểu, quý nhà khoa học, nhà nghiên cứu viên tham dự.