Nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học bao gồm những gì?

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học được triển khai hàng năm rất đa dạng, gồm nhiều hoạt động khác nhau như: Chủ trì hoặc là thành viên các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp như cấp nhà nước, cấp bộ/ngành, cấp cơ sở và đề tài do các quỹ tài trợ; Chủ trì hoặc cùng tham gia biên soạn tập bài giảng, giáo trình, sách chuyên khảo; Viết các bài báo khoa học quốc tế có chỉ số ISI/Scopus, các bài khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong nước có chỉ số ISBN/ISSN, các bài báo khoa học trong các Hội thảo khoa học quốc gia/Hội thảo quốc tế, tham gia trình bày tham luận tại các Hội thảo khoa học.

  1. Các đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang tham gia
TT Tên đề tài nghiên cứu  Thời gian Đề tài cấp (NN, Bộ, ngành, cơ sở)
1Hiệu quả hoạt động các mô hình can thiệp, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại cơ sở của Hội LHPN Việt Nam2013Đề tài cấp trường
2Đô thị hóa và quản lý quá trình đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên2013 – 2015Đề tài Khoa học và Công nghệ   cấp Nhà nước, Mã số TN3/X15- KHCN-TN3/11-15
3 Tâm trạng của phụ nữ đơn thân trong giai đoạn hiện nay – NC trường hợp tại xã Tân Minh – Sóc Sơn – Hà Nội.2014 Cấp cơ sở

(Học viện Phụ nữ quản lý)

4Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi (Nghiên cứu tại phường Vĩnh Tuy, quận hai Bà Trưng và xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)2016Cấp cơ sở

(Học viện Phụ nữ quản lý)

5Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện xây dựng làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới2016- 2017Đề tài cấp Bộ của Đại học Quốc gia Hà Nội
6Thực hành Công tác xã hội trong đào tạo ở bậc đại học tại Học viện Phụ nữ Việt Nam2017 Đề tài cấp trường
7Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả CTXH trong bệnh viện (Nghiên cứu tại 3 bệnh viện tuyến TW trên địa bàn thành phố Hà Nội)2018Cấp cơ sở

(Học viện Phụ nữ quản lý)

8Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, hoạt động nhân sinh nhằm đề xuất giải pháp, mô hình phát triển bền vững khu vực ven sông Hậu2018-2020Đề tài cấp Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường
9Thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với quấy rối tình dục ở nữ giới trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay2018 – 2020Đề tài cấp Bộ
10Chiến lược sinh kế của phụ nữ nghèo (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)2019Đề tài cấp trường
11Mô hình công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt2019Đề tài cấp Học viện
12Nghiên cứu khó khăn tâm lý của phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về2019 – 2021Đề tài Quỹ Nafosted
13Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (Nghiên cứu các cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại thành phố Hà Nội)2020Đề tài cấp trường
14Năng lực lãnh đạo và quản lý của cán bộ Hội LHPN cấp tỉnh, huyện: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng2020Cấp bộ ngành (Hội LHPN Việt Nam)
15Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc của Chủ tịch Hội LHPN cấp xã2021Cấp bộ/ngành (Hội LHPN Việt Nam)
16Hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên các trường đại học thuộc tổ chức chính trị – xã hội tại Hà Nội– Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng2021Đề tài cấp trường
17Nhận thức về sức khỏe sinh sản của trẻ em tại cơ sở trợ giúp xã hội2022Đề tài cấp trường
18Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan hành chính thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số2022 – 2023Đề tài cấp Bộ
19Vai trò của phụ nữ trong giám sát chuỗi cung ứng thực phẩm2023Đề tài cấp Bộ
20Nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ2023-2024Dự án nước ngoài
22Biến đổi sinh kế của nông hộ nhỏ ven đô Hà Nội trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới và đại dịch Covid 1915/9/2023- 15/9/2025Đề tài Quỹ Nafosted

 

  1. Các công trình khoa học đã công bố
TTTên công trình 

(giáo trình/ tập bài giảng)

Năm xuất bảnNhà xuất bản
1Tập bài giảng Công tác xã hội với phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt2013Tài liệu lưu hành nội bộ
2Tập bài giảng Nhập môn Công tác phụ nữ2015Tài liệu lưu hành nội bộ
3Sổ tay lồng ghép giới trong An sinh xã hội2016Nhà xuất bản Hồng Đức
4Giáo trình Gia đình học (thành viên viết)2016Đại học Quốc gia Hà Nội
5Giáo trình Công tác xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình2017Giáo dục Việt Nam
6Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi2017Giáo dục Việt Nam
7Giáo trình Giới trong an sinh xã hội2017Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
8Sách chuyên khảo “Những nghiên cứu xã hội học về Tây Nguyên” (thành viên viết)2018Đại học Quốc gia Hà Nội
9Tập bài giảng Công tác xã hội trong trường học2019Tài liệu lưu hành nội bộ
10Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt2020Đại học Quốc gia Hà Nội
11Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma tuý2021Đại học Quốc gia Hà Nội
12Xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình, Phòng chống bạo lực gia đình thời hiện đại2021Nhà xuất bản Lao động
13Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, xây dựng đời sống văn hoá gia đình và văn hoá cơ sở, khu dân cư trong giai đoạn hiện nay2021Nhà xuất bản Lao động
14Giáo trình Công tác xã hội với nạn nhân bị mua bán2022Đại học Quốc gia Hà Nội
15Thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho học sinh trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số  – Từ lý thuyết đến thực tiễn tại tỉnh Lai Châu (Sách chuyên khảo)2022Nhà xuất bản Dân trí
16Tập bài giảng Quản trị ngành Công tác xã hội2022Tài liệu lưu hành nội bộ
17Dự thảo giáo trình Đạo đức nghề công tác xã hội2023Tài liệu lưu hành nội bộ
18Tập bài giảng Phát triển cộng đồng2023Tài liệu lưu hành nội bộ

 

  1. Các sản phẩm, bài viết đã công bố

– Các bài viết quốc tế có chỉ số: 8 bài

STTTên bài viếtNămTên tạp chí
1Vietnamese students’s assessment of low-related education2019Sylwan Journal (ISI)
2Grassroots Democracy and the Participation of Urban People in Central Highlands, Vietnam2019International Journal of Humanities Social Sciences and Education (IJHSSE) ISSN 2349-0373 (Print) & ISSN 2349-0381 (Online)
3The negative emotional experience of women trafficked across borders: Evidence in Vietnam2021Central Asia and the Caucasus
4The negative emotional experience of women trafficked across borders: Evidence in Vietnam2021Central Asia and the Caucasus
5Results of community integration of Vietnamese women trafficked across borders return2022Przestrzen Spoleczna
6Results of community integration of Vietnamese women trafficked across borders return2022Przestrzen Spoleczna
7The influence of personal factors and social enviroment on the outcome of comunity integration of Vietnamese women trafficked back across the border2023Przestrzen Spoleczna
8The influence of personal factors and social enviroment on the outcome of comunity integration of Vietnamese women trafficked back across the border2023Przestrzen Spoleczna

 

– Các bài viết trong nước có tính điểm: 154 bài

  1. Các Hội thảo khoa học do khoa làm đầu mối

– Các hội thảo quốc tế:

Năm 2016: Hội thảo quốc tế “Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em – Kinh nghiệm của một số quốc gia”

Năm 2023: Hội thảo quốc tế “Vai trò của Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay”

– Các hội thảo trong nước:

Năm 2017: Hội thảo “Thực hành công tác xã hội trong đào tạo ở bậc đại học hiện nay”

Năm 2018: Hội thảo “Các mô hình công tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”

Năm 2019: Hội thảo “Phát triển chương trình đào tạo trong bối cảnh nghề Công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay”

Năm 2020: Hội thảo “Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về”

Năm 2021: Hội thảo “Công tác xã hội trong can thiệp, giảm thiểu hành vi lệch chuẩn của học sinh, sinh viên hiện nay”

Năm 2022: Hội thảo “Giáo dục Sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục cho vị thành niên tại các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay” 

Năm 2023: Hội thảo “Vấn đề bắt nạt, bạo lực học đường và vai trò của Công tác xã hội trường học”

Khoa Công tác xã hội đã chủ trì 2 Hội thảo Quốc tế, trong đó, quy tụ được rất nhiều các nhà khoa học, các giảng viên và các nghiên cứu viên từ nhiều nước tham gia. Ngoài ra mỗi năm Khoa Công tác xã hội đều tổ chức các hội thảo cấp khoa theo các chủ đề khác nhau, phục vụ theo hướng nghiên cứu chuyên sâu.