4. Mục tiêu: Tăng cường học hỏi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về việc thúc đẩy, phát triển nghề Công tác xã hội chuyên nghiệp, hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ Công tác xã hội đối với các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt là nhóm phụ nữ và trẻ em.
5. Đại biểu tham dự: các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên của Học viện Phụ nữ Việt Nam, các đại biểu của các Ban của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,; đại biểu diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Hiệp hội Dạy nghề và Nghề Công tác xã hội Việt Nam; Hiệp hội các trường đào tạo Công tác xã hội Việt Nam; các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc; các cơ sở thực hành công tác xã hội (Trung tâm bảo trợ xã hội, Trung tâm Công tác xã hội, Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật, Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…) trên toàn quốc, Unicef… Đặc biệt, Hội thảo sẽ có sự tham gia của các đại biểu quốc tế đến từ: Vương quốc Anh, Mỹ, Nga, Úc và đại biểu quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
6. Định hướng: Hội thảo là diễn đàn học thuật để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý trong và ngoài nước giới thiệu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em. Hội thảo cũng tạo môi trường tiếp cận, bổ sung thông tin, kiến thức, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về: khung luật pháp, chính sách nghề công tác xã hội với phụ nữ, trẻ em; các mô hình can thiệp, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em; nội dung, phương thức đào tạo nguồn nhân lực cho công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở đó, xác định các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng và đưa ra cách thức vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em.
7. Phương pháp: hội thảo được chia thành 03 phiên
– Phiên chung: sáng 10/11/2016, có 01 chủ đề: Luật pháp chính sách và đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em
– Phiên chuyên đề: chiều 10/11/2016 gồm 02 chủ đề “Công tác xã hội với phụ nữ” và “Công tác xã hội với trẻ em”.
8. Kỷ yếu hội thảo: Gồm 58 bài tham luận của 58 tác giả trong nước và quốc tế.
9. Nguồn kinh phí tổ chức Hội thảo: Kinh phí tự chủ của Học viện Phụ nữ Việt Nam và kinh phí tài trợ từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (Nafosted).