Ban chủ trì hội thảo có Ths. Nguyễn Văn Hồi – Cục trưởng Cục Bảo trợ, Bộ LĐ-TB và XH; TS. Nguyễn Hải Hữu – Chủ tịch Hiệp hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam; Ths. Lê Hồng Loan – Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Tổ chức Unicef Việt Nam; PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình – Chuyên viên cao cấp, Bộ GD&ĐT và TS. Phạm Văn Hà – Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn – đơn vị đăng cai tổ chức.

Về phía Học viện Phụ nữ có TS. Trần Quang Tiến – Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam; TS. Bùi Thị Mai Đông – Trưởng khoa CTXH và giảng viên của khoa tham dự.

Hội thảo “Công tác xã hội Việt Nam – Thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển”; được chia thành các hội thảo chuyên đề tiến hành song song. Hội thảo chuyên đề 1 trao đổi nội dung: CTXH trong lĩnh vực bảo vệ người lao động và con em lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp nhằm mục tiêu vận động phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ CTXH cho người lao động di cư, con em người lao động di cư (vấn đề quyền trẻ em, bạo hành trẻ em trong các trường mầm non, tiểu học, vấn đề nhà ở, chăm sóc sức khỏe, sinh sản cho phụ nữ khu công nghiệp, hòa nhập cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp, vấn đề thất nghiệp, xuất khẩu lao động…);

Nội dung tại hội thảo chuyên đề 2 là: Phát triển thực hành trong các trường đào tạo CTXH nhằm mục tiêu tăng cường phát triển thực hành, phát triển đào tạo nghề, đào tạo liên thông gắn với đào tạo chuyên nghiệp, hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề. Một nội dung khác được thảo luận tại hội thảo chuyên đề 3 là: Phát triển cơ chế chính sách về CTXH ở Việt Nam nhằm mục tiêu tìm hiểu sự bất cập trong chính sách dành cho nhân viên CTXH cũng như những người hưởng các chế độ chính sách, tìm ra các giải pháp để phát triển khung pháp lý và chính sách CTXH cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Phát triển thực hành trong các trường đào tạo CTXH.

Các đại biểu của Học viện Phụ nữ đã tham dự hội hội thảo chuyên đề 2 với nội dung Phát triển thực hành trong các trường đào tạo CTXH. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, đóng góp và thảo luận về các vấn như: Làm thế nào để phát triển đào tạo nghề CTXH ở Việt Nam trở thành một nghề chuyên nghiệp? Dạy thực hành CTXH qua nhật ký học tập của sinh viên; Đào tạo CTXH ở Việt Nam đang ở mức nào so với chuẩn đào tạo quốc tế? Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến thực hành CTXH và vận động nguồn lực CTXH…

Cán bộ, giảng viên khoa CTXH – Học viện Phụ nữ Việt Nam tham dự Hội thảo

Những nội dung thiết thực cùng sự trao đổi cặn kẽ, chi tiết đã đem lại nhưng góc nhìn mới bao quát nhưng sâu sắc về vấn đề đào tạo, phát triển nghề CTXH. Các vấn được trao đổi tại hội thảo đã bổ sung thêm về lý luận và thực tiễn cho công tác đào tạo ngành CTXH tại Học viện Phụ nữ Việt Nam.